Mảng sửa chữa điều hòa, máy giặt có gì hấp dẫn khiến Viettel, Thế Giới Di Động và hàng loạt startup cùng nhảy vào? #maygiat

Bạn đang xem bài viết trong chuyên mục tư vấn máy giặt Mảng sửa chữa điều hòa, máy giặt có gì hấp dẫn khiến Viettel, Thế Giới Di Động và hàng loạt startup cùng nhảy vào? #thodienlanh24h #suamaygiat

Tại một đất nước đông dân, nền kinh tế đang phát triển và cơ cấu dân số trẻ như Việt Nam, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử, điện lạnh nhằm nâng cao trải nghiệm sống ngày càng tăng. Ước tính với gần 30 triệu hộ gia đình, hầu như nhà nào cũng cần trang bị các vật dụng cơ bản như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt,…

Trong quá trình sử dụng, đương nhiên sẽ phát sinh nhu cầu về sửa chữa hoặc vệ sinh định kỳ. Do đó, mảng dịch vụ liên quan tới hệ thống thiết bị điện máy, điện lạnh trong gia đình được đánh giá là mảnh đất có nhiều dư địa để tăng trưởng.

Biên lợi nhuận cao, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sửa chữa điều hòa, máy giặt đều đặn thu hàng chục tỷ mỗi tháng

Trên sàn chứng khoán Việt Nam có sự hiện diện của một vài doanh nghiệp lớn đã gia nhập lĩnh vực kinh doanh sửa chữa và vệ sinh thiết bị điện máy điện tử, kết quả tương đối khả quan. Nổi bật trong số các cái tên trên sàn là Viettel Construction (Mã chứng khoán: CTR). Tiền thân là doanh nghiệp xây lắp viễn thông với khách hàng chính là tập đoàn mẹ Viettel, vài năm trở lại đây Viettel Construction đã mở rộng kinh doanh sang dịch vụ kỹ thuật gồm bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện gia đình như điều hòa, máy giặt, pin mặt trời.

Sau khi đi vào ổn định, mảng dịch vụ kỹ thuật dần đem lại kết quả tốt với doanh thu đều đặn vài chục tỷ đồng mỗi tháng. Xét theo từng quý, biên lợi nhuận gộp mảng dịch vụ kỹ thuật hầu như đều ở mức hai chữ số phần trăm.

Mảng sửa chữa điều hòa, máy giặt có gì hấp dẫn khiến FPT, Viettel, Thế Giới Di Động và hàng loạt startup cùng nhảy vào? - Ảnh 1.

Cả năm 2022, mảng dịch vụ kỹ thuật của Viettel Construction ghi nhận doanh thu đạt 308 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 46 tỷ đồng tương ứng biên lãi gộp đạt 15%.

Sang tới 10 tháng đầu năm 2023, mảng dịch vụ kỹ thuật mang về cho Viettel Contrucstion hơn 255 tỷ đồng doanh thu , tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước và chiếm khoảng 3% doanh thu toàn công ty.

Hiện Viettel Construction đã cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho hơn gần 110.000 hộ gia đình và 4.240 hợp đồng khách hàng doanh nghiệp và hệ thống các cửa hàng trên cả nước; thu hút hơn 690.000 lượt cài đặt ứng dụng Home Service. Ngoài chăm sóc tận hộ gia đình, công ty còn tham gia vận hành M&E, ICT cho hệ thống thương mại, các khu công nghiệp và thành phố thông minh, kết hợp trở thành kênh triển khai lắp đặt cho các siêu thị điện máy hàng đầu Việt Nam với 6.000 đơn/ngày.

Mảng sửa chữa điều hòa, máy giặt có gì hấp dẫn khiến FPT, Viettel, Thế Giới Di Động và hàng loạt startup cùng nhảy vào? - Ảnh 2.

Viettel Construction kỳ vọng sẽ nâng tổng doanh thu của mảng dịch vụ Kỹ thuật lên ngưỡng 2.000-3.000 tỷ đồng vào năm 2025.

FPT Telecom (mã FOX) – công ty thuộc hệ sinh thái của CTCP FPT cũng đã cho ra mắt dịch vụ vệ sinh, sửa chữa thiết bị điện tử, điện lạnh như máy lạnh, máy giặt và quạt điều hòa… ngay tại nhà, tích hợp trên ứng dụng điện thoại Hi FPT.  Dịch vụ này được triển khai trong giai đoạn 2-3 tháng hè và hiện đã tạm ngưng kinh doanh.

Ngoài ra, không thể không kể tới gã khổng lồ ngành bán lẻ Thế Giới Di Động (MWG). Với lợi thế sở hữu chuỗi cửa hàng cung cấp đồ điện máy điện lạnh với thị phần lớn nhất tại Việt Nam, MWG đã đồng thời phát triển công ty thành viên là Công ty Cổ phần Dịch Vụ Lắp đặt – Sửa chữa – Bảo hành Tận Tâm. Với khởi nguồn chỉ là dịch vụ sửa chữa bảo trì điện nước và lắp đặt sản phẩm điện máy, tới năm 2020 Tận Tâm chính thức được thành lập, hiện đã có 9.000 nhân viên kỹ thuật phủ sóng khắp 63 tỉnh, thành phố. Không chỉ phục vụ hộ gia đình nhỏ lẻ thông qua đặt lịch, Tận Tâm còn liên kết với các thương hiệu lớn, liên kết với các chuỗi cửa hàng, doanh nghiệp để bảo trì, bảo hành sản phẩm trong quá trình sử dụng.

Mặt khác, hàng loạt startup đã lựa chọn mảng thị trường ngách này để quyết định đầu tư. Mr. Thợ là ứng dụng có thể được sử dụng để gọi thợ sửa chữa. Khách hàng có nhu cầu gọi thợ sửa chữa, thông qua app sẽ nắm được thông tin thợ, giá tiền dịch vụ, những người thợ gia nhập cộng đồng của Mr. Thợ cũng được xác minh danh tính, kiểm tra hồ sơ, tay nghề. Ứng dụng Thợ Việt chuyên hoàn toàn về nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng đồ dùng trong nhà. Ngoài bảo dưỡng, vệ sinh và sửa chữa máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, bình nước nóng ra còn có thể xử lý đường điện, ống nước, làm đồ gỗ, chống thấm, xây dựng, sửa nhà, thông tắc bể phốt và rất nhiều tiện ích khác. Những ứng dụng còn có thể liệt kê như Jupviec.vn , bTaskee , dù cung cấp dịch vụ giúp việc nhà là chính nhưng vẫn có 2 mục nhỏ là vệ sinh tủ lạnh, điều hòa và 1 vài món đồ điện gia dụng phổ biến trong nhà.

Thị trường tiềm năng nhưng thiếu người dẫn đầu

Mảng thị trường dịch vụ liên quan tới sửa chữa, bảo dưỡng đồ điện máy, điện lạnh trong gia đình có tỷ suất sinh lời tương đối tốt. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, các thiết bị điện lạnh (điều hòa, tủ lạnh, bình nóng lạnh) hay điện tử (máy giặt, máy lọc nước…) cần được bảo dưỡng định kỳ từ 6 tháng – 1 năm/lần bởi có nhiều yếu tố tác động khiến máy móc dễ bị “hư hao”. Chưa kể đến là nhu cầu phát sinh liên quan tới sửa chữa các sự cố, hư hỏng trong quá trình sử dụng. Ước tính mỗi năm, nếu một hộ gia đình chi tiêu khoảng 1 triệu đồng cho việc sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị điện tử điện lạnh, thì với 1 triệu hộ tiềm năng doanh nghiệp đã có thể mang về doanh thu 1.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên tại Việt Nam, hầu hết hoạt động sửa chữa đều tự phát trong mỗi hộ gia đình hoặc từ các thợ điện máy ở gần nhà, có phần manh mún, chưa có người dẫn đầu. Nhu cầu thị trường lớn nhưng chưa có một doanh nghiệp nào đủ tầm để triển khai dịch vụ phổ thông và chuyên nghiệp, uy tín tới các gia đình. Do đó, đây sẽ là bài toán cần tìm ra lời giải của những doanh nghiệp quyết định tham gia như Viettel Construction, FPT hay MWG hòng chiếm lĩnh thị phần và thay đổi thói quen của người dân.

Theo ghi nhận, Viettel Construction đang tận dụng tốt đội ngũ nhân viên lớn, phủ khắp 63 tỉnh thành. Với 11.000 nhân sự có chuyên môn kỹ thuật tốt am hiểu về cách thức vận hành và sửa chữa các thiết bị lại thường xuyên tiếp xúc với các hộ gia đình cho thuê đặt vị trí trạm và các khách hàng tại địa bàn là những lợi thế riêng biệt của Viettel Construction.

Trong khi đó, MWG lại sở hữu hệ thống khách hàng của chuỗi Điện Máy Xanh cùng với hàng nghìn thợ có tay nghề tốt giúp tiếp cận dễ dàng tới các hộ gia đình. Ngoài ra còn có những hợp tác về bảo hành và bảo dưỡng trọn đời với các thương hiệu tên tuổi.


Nguon bai: https://cafef.vn/mang-sua-chua-dieu-hoa-may-giat-co-gi-hap-dan-khien-fpt-viettel-the-gioi-di-dong-va-hang-loat-startup-cung-nhay-vao-188231118232813455.chn

Bạn đang đọc bài viết “Mảng sửa chữa điều hòa, máy giặt có gì hấp dẫn khiến Viettel, Thế Giới Di Động và hàng loạt startup cùng nhảy vào? #maygiat” tại chuyên mục Tư Vấn Máy Giặt của trang thông tin tham khảo tổng hợp ghi rõ nguồn thuộc TT ThoDienLanh24h. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với TT ThoDienLanh24h xin vui lòng gửi về hòm thư [email protected]!