Bé sơ sinh vừa sợ nóng vừa sợ lạnh, 5 nguyên tắc dùng điều hòa mùa hè, để con không ốm #dieuhoamaylanh

Bạn đang xem bài viết trong chuyên mục #dieuhoa Bé sơ sinh vừa sợ nóng vừa sợ lạnh, 5 nguyên tắc dùng điều hòa mùa hè, để con không ốm #thodienlanh24h #suadieuhoa

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã khuyến cáo bố mẹ nên chú ý nếu sử điều hòa cho trẻ sơ sinh trong những tháng hè nóng bức. Tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành, quá trình trao đổi chất nhanh hơn so với người lớn và khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tương đối kém.

Trẻ dễ đổ mồ hôi và không thể bay hơi nhanh như người lớn. Vào những ngày nắng nóng, nếu bố mẹ không thay quần áo ướt đẫm mồ hôi kịp thời, trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh và ốm. Trong khi đó, nếu dùng điều hòa không đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ.

Vì vậy, các chuyên gia đưa ra 5 lưu ý bố mẹ cần nhớ khi dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh vào mùa hè.

Chú ý nhiệt độ và độ ẩm

Vào mùa hè, nên khóa nhiệt độ phòng ở mức 26-28oC, điều chỉnh lượng không khí ở mức tối thiểu và cố gắng kiểm soát chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời ở mức 5-7oC.

Nhiệt độ như vậy không chỉ giúp bé tản nhiệt và thúc đẩy sự phát triển thể chất ,mà môi trường mát mẻ còn có thể khiến trẻ cảm thấy thoải mái và ổn định tâm trạng tốt hơn. 

Chú ý nhiệt độ và độ ẩm khi dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh.

Chú ý nhiệt độ và độ ẩm khi dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh.

Nếu bật điều hòa liên tục, độ ẩm trong cơ thể sẽ dễ dàng bốc hơi. Khoang mũi và da của trẻ khô, sẽ dễ cáu kỉnh. Vì vậy, nên bổ sung thêm máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.

Đối với những người trong gia đình bị dị ứng, trẻ có tiền sử bệnh có thể điều chỉnh ở mức 40-45%, điều này giúp trẻ thoải mái, làm giảm sự lây lan của vi khuẩn có hại.

Thông gió hàng ngày

Theo nghiên cứu, trong phòng kín hoàn toàn, không khí khó thoát ra khỏi phòng sau 6 giờ, lượng oxy sẽ giảm 13,2%, E. coli tăng 1,2% và các vi khuẩn có hại khác cũng theo đó tiếp tục tăng.

Nếu trẻ ở lâu trong phòng kín có điều hòa thì có hại hơn là có ích. Vì vậy, dù trời nóng đến đâu, hãy mở cửa sổ để thông gió ít nhất hai lần một ngày, thời gian thông gió mỗi lần ít nhất là 20 phút.

Thông gió hàng ngày.

Thông gió hàng ngày.

Tốt nhất nên mở cửa sổ ở phía đối diện, để hình thành sự đối lưu và giải phóng các chất ô nhiễm trong không khí tốt hơn.

Ngoài ra, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn vào buổi sáng và buổi tối, ánh nắng dịu nhẹ thích hợp cho việc tắm nắng, để kích thích các tế bào thần kinh ở các vùng khác nhau của não và thúc đẩy sự phát triển thể chất.

Đừng đưa trẻ vào phòng máy lạnh ngay

Một số phụ huynh đổ mồ hôi đầm đìa sau khi đưa con đi dạo, về nhà liền cho trẻ vào phòng máy lạnh may.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ có khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kém, lớp mỡ dưới da mỏng hơn người lớn khi đột ngột bị kích thích chênh lệch nhiệt độ nhanh dễ dẫn đến cảm lạnh.

Bố mẹ nên lau mồ hôi cho trẻ trước (nếu ướt mồ hôi, hãy mặc quần áo khô) trước khi vào phòng điều hòa, tốt nhất nên chỉnh nhiệt độ ban đầu ở mức 28°C, sau đó chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp. Cần tránh 26°C trong khoảng 10 phút đầu, vì dễ khiến nhiệt độ cơ thể trẻ giảm nhanh.

Đừng để điều hòa thổi vào người trẻ

ĐừTrẻ sơ sinh có lớp mỡ dưới da mỏng, diện tích bề mặt cơ thể ít hơn người lớn gấp 3 lần. Điều này làm cho trẻ rất dễ bị mất nhiệt, việc tiếp xúc trực tiếp với luồng không khí lạnh từ điều hòa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Khi điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ, nhiệt độ cơ thể có thể giảm đáng kể, dễ cảm lạnh, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Thay vì để điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ, nên hạ cửa thoát gió xuống và thổi vào tường. Điều này giúp tạo ra một luồng không khí mát mẻ và lưu thông trong phòng. Nếu cần thiết, có thể sử dụng các phương pháp khác như quạt để tạo luồng không khí nhẹ nhàng và làm dịu nhiệt độ trong phòng.

Tránh gió điều hòa hay quạt thổi trực tiếp vào người trẻ.

Tránh gió điều hòa hay quạt thổi trực tiếp vào người trẻ. 

Chú ý khi chọn quần áo cho trẻ

Khả năng điều chỉnh nhiệt độ của mỗi trẻ là khác nhau, vì vậy bố mẹ không nên nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn nếu nhiệt độ được điều chỉnh ở mức 26-28°C, mà phải học cách đánh giá xem trẻ ấm hay lạnh.

Bàn chân của trẻ có tuyến mồ hôi dày đặc, giúp tản nhiệt. Ngoài ra, bộ phận này cách xa tim nên lượng máu không dồi dào như phần trên của cơ thể. Khi chạm vào, trẻ thường có cảm giác hơi mát. 

Mẹ cũng nên kiểm tra đầu và cổ của trẻ, nếu thấy bết dính và ra nhiều mồ hôi thì hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn.

Nếu trời mát, hãy điều chỉnh nhiệt độ cao hơn. Nhiệt độ ngoài trời vào ban đêm thấp hơn ban ngày nên mẹ có thể điều chỉnh cao hơn khi ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, hãy chọn quần áo chất liệu cotton, có khả năng thoáng khí và hút ẩm tốt.

Bé sơ sinh vừa sợ nóng vừa sợ lạnh, 5 nguyên tắc dùng điều hòa mùa hè, để con không ốm - 4

Chăm sóc trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi làm được điều này, đứa trẻ lớn nhanh và thông minh hơn

Có 3 điều bố mẹ nên làm tốt ở giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi, nhằm tạo điều kiện để con phát triển tốt hơn.

Dạy con 0-6 tháng


Nguon bai: https://eva.vn/nuoi-con-iq-eq/be-so-sinh-vua-so-nong-vua-so-lanh-5-nguyen-tac-dung-dieu-hoa-mua-he-de-con-khong-om-c429a594765.html

Bạn đang đọc bài viết “Bé sơ sinh vừa sợ nóng vừa sợ lạnh, 5 nguyên tắc dùng điều hòa mùa hè, để con không ốm #dieuhoamaylanh” tại chuyên mục Tư Vấn Điều Hòa Máy Lạnh của trang thông tin tham khảo tổng hợp ghi rõ nguồn thuộc TT ThoDienLanh24h. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với TT ThoDienLanh24h xin vui lòng gửi về hòm thư [email protected]!