Đã đến lúc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà? #dieuhoamaylanh

Bạn đang xem bài viết trong chuyên mục #dieuhoa Đã đến lúc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà? #thodienlanh24h #suadieuhoa

Đây là quan điểm của chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực xung quanh dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến hoàn thiện. Theo vị chuyên gia này, điều hoà nhiệt độ hiện tại không còn thuộc nhóm hàng xa xỉ mà đã là vật dụng quen thuộc của mỗi gia đình, vì vậy, đã đến lúc gỡ bỏ mức thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng này, hoặc phân nhóm cụ thể để áp dụng thuế, thay vì mức chung như hiện tại.

>>Bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, tại sao không?

IHIHIH

VCCI vừa tiếp tục đề xuất bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng điều hoà nhiệt độ. Ảnh minh hoạ

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, tại công văn góp ý Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiếp tục đề xuất bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng điều hoà nhiệt độ.

Theo VCCI, điều hoà nhiệt độ đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 1998 với mức thuế suất 20% và được giảm xuống 10% vào năm 2008. Trước đây, điều hoà nhiệt độ có thể được coi là mặt hàng xa xỉ.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, hiện nay, điều hoà nhiệt độ đã trở thành sản phẩm thiết yếu trong công việc và cuộc sống. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc duy trì nhiệt độ phòng phù hợp có tác dụng tốt trong việc nâng cao năng suất lao động. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với Việt Nam khi nước ta có định hướng phát triển kinh tế tri thức như hiện nay. Do đó, VCCI đã đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hoà nhiệt độ.

Cùng quan điểm với VCCI, một số chuyên gia về lĩnh vực điện tử cũng cho rằng đã đến lúc cần bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hoà. Dự thảo đề xuất, “áp dụng thuế TTĐB với mặt hàng điều hòa nhiệt độ có công suất 90.000 BTU trở xuống” và không đổi mức thuế suất 10% đối với mặt hàng này.

Điều này đồng nghĩa, nếu như thành hiện thực, hầu hết các phân khúc điều hoà dân dụng đều sẽ chịu thuế TTĐB. Bởi theo phân tích của các chuyên gia, “BTU” là chỉ số phản ánh công suất làm lạnh của điều hòa chứ không phải là công suất tiêu thụ điện. 1HP (1 ngựa) tương đương với 9000 BTU. Như vậy điều hòa nhiệt độ có công suất dưới 90.000 BTU gần như là các phân khúc điều hoà dân dụng phổ biến, có loại dùng cho công trình, nhà cửa, có loại dùng cho xe cộ, vận tải. Công suất của điều hoà công nghiệp là trong khoảng 50.000 – 900.000 BTU.

>>Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cân nhắc việc áp dụng với một số mặt hàng

Từ góc nhìn chuyên gia, TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng đề xuất áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng điều hòa nhiệt độ có công suất 90.000 BTU trở xuống là chưa hoàn toàn phù hợp.

Theo ông Lực, hiện nay, xu hướng sử dụng máy điều hòa nhiệt độ ngày càng phổ biến trong cuộc sống với mức giá ngày càng rẻ so với thu nhập ngày càng tăng của các hộ gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với xu hướng này là sự gia tăng ngày càng lớn của lượng khí HCFCs gây hại cho tầng ozone và một số một số quốc gia đã cấm/hạn chế sử dụng HCFCs.

Việc xử lý thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các điều hòa không khí sử dụng HCFC-22 không đúng cách có thể làm rò rỉ khí thải ra môi trường. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến việc thu hồi khí gas trong máy điều hòa, người thợ sửa chữa cũng chưa được đào tạo và nhiều trường hợp đã xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường“, ông Lực phân tích và cho biết, để khắc phục các môi chất lạnh như HFC-32, CO2/ammoniac, Ammoniac, Hydrocarbon đang dần được dùng để thay thế HCFC-22 trong lĩnh vực sản xuất thiết bị lạnh như điều hòa song quá trình này cần thời gian và nguồn vốn đầu tư.

Hiện nay tại Việt Nam, các sản phẩm điều hòa đa số sử dụng các khí gas làm lạnh là R22, R410A, R32 là các loại khí được đánh giá thân thiện hơn với môi trường song bản chất vẫn chứa một thành phần nhỏ lượng HCFC.

Theo tôi, nếu liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, việc áp thuế TTĐB nên quy định rõ hơn về chủng loại sản phẩm sử dụng chất làm lạnh chứa HCFC thuộc diện chịu thuế để phù hợp với định hướng bảo vệ môi trường, không áp dụng với các sản phẩm điều hòa sử dụng CO2/ammoniac, Ammoniac, Hydrocarbon để làm lạnh. Theo Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, Việt Nam đang trong lộ trình loại trừ dần các chất HCFC. Có thể dự thảo dựa trên cơ sở này nhưng nên phân nhóm hoặc giảm thuế suất xuống mức phù hợp“, TS Cấn Văn Lực đề xuất.


Đánh giá của bạn:



Nguon bai: https://diendandoanhnghiep.vn/da-den-luc-bo-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-dieu-hoa-266947.html

Bạn đang đọc bài viết “Đã đến lúc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà? #dieuhoamaylanh” tại chuyên mục Tư Vấn Điều Hòa Máy Lạnh của trang thông tin tham khảo tổng hợp ghi rõ nguồn thuộc TT ThoDienLanh24h. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với TT ThoDienLanh24h xin vui lòng gửi về hòm thư thodienlanh24h.com@gmail.com!