Giữa trung tâm thành phố đông đúc bậc nhất Việt Nam, hàng loạt công viên xanh xuất hiện như ‘điều hòa’ không khí cho người dân #dieuhoamaylanh

Bạn đang xem bài viết trong chuyên mục #dieuhoa Giữa trung tâm thành phố đông đúc bậc nhất Việt Nam, hàng loạt công viên xanh xuất hiện như ‘điều hòa’ không khí cho người dân #thodienlanh24h #suadieuhoa

Theo Sở Xây dựng thành phố, hiện tỷ lệ cây xanh đô thị trên đầu người ở thành phố hiện đạt 0,55m2/người – mức thấp nhất trong các đô thị của cả nước.

TP. HCMlà cái tên đứng đầu trong top 10 thành phố giàu nhất cả nước. Với quy mô GRDP đạt khoảng 65,5 tỷ USD tính đến cuối năm 2023, kinh tế TP. HCM chiếm khoảng 15,5% GDP của cả nước.

Hiện nay, nền kinh tế của thành phố này được ví như vị trí đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam với đa dạng các lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khai thác, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, tài chính, du lịch…

Với tổng dân số gần 9 triệu người và tổng diện tích TP. HCM là 2.095 km2, mật độ dân số của thành phố này ước tính đạt 4.375 người/km2.

TP. HCM là đô thị đông dân nhất cả nước và có mật độ dân số cao nhất cả nước hiện nay. Tốc độ đô thị hóa ở TP. HCM cũng diễn ra rất nhanh. Bộ Xây dựng cho biết năm 2022 tỷ lệ đô thị hoá của TP. HCM là 77,77%.

>> Tuyến cao tốc hơn 30.000 tỷ đồng đi qua Long An, TP. HCM, Đồng Nai: 21km giao với Quốc lộ 1 sẽ thông xe vào đầu năm 2025

Mặc dù vậy, giữa một địa phương đông đúc bậc nhất Việt Nam, TP. HCM vẫn xuất hiện nhiều công viên xanh rộng lớn như là “lá phổi xanh” của cả thành phố.

Nằm ở trung tâm quận 1, người dân TP. HCM có Thảo Cầm Viên – một trong những công trình lâu đời nhất. Thảo Cầm Viên có thể được coi là một khu rừng đúng nghĩa giữa lòng thành phố khi là mái nhà của hàng nghìn cá thể động, thực vật. Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một trong những công trình lâu đời nhất tại TP. HCM, được xây dựng vào ngày 23/3/1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo.

Sở thú Thảo Cầm Viên tại TP. HCM

Sở thú Thảo Cầm Viên tại TP. HCM

Đây còn là 1 trong 10 vườn thú trên thế giới với bề dày trên 150 tuổi. Tại đây, nhiều thế hệ hổ Đông Dương, sư tử, vượn má vàng, voọc bạc, trĩ sao, công xanh, cá sấu… đã ra đời, tạo nên một hệ sinh thái đa dạng giữa lòng thành phố. Với diện tích khoảng 17ha lợp bóng cây xanh, khu vực xung quanh Thảo Cầm Viên rất tươi mát, không khí buổi sáng sớm trong lành và buổi trưa mát mẻ nhờ hàng trăm bóng cây cổ thụ. Khó có thể tin được một địa điểm như thế lại tồn tại giữa lòng thành phố 9 triệu dân.

Bên cạnh đó, một trong những công viên đẹp và lớn nhất tại trung tâm TP. HCM là công viên Tao Đàn nằm ở quận 1 với diện tích 10ha với hơn 1.000 cây xanh, trong đó có nhiều cây dầu, sao, chò… cổ thụ với tuổi đời hàng chục năm. Mỗi sáng sớm và chiều mát, hàng trăm người dân lại đến đây đi bộ, tập thể dục. Họ ví nơi này như lá phổi xanh giữa lòng đô thị nhộn nhịp.

Công viên Tao Đàn

Công viên Tao Đàn

Phía sau lưng của công viên Tao Đàn là một địa điểm với độ phủ xanh không hề kém cạnh. Dinh Độc Lập không chỉ là di tích lịch sử mà còn sở hữu diện tích rộng 12 ha rợp bóng cây, muốn tham quan khu vực này du khách phải mua vé với giá tầm 20.000-40.000 đồng/ người.

Đặc biệt, TP. HCM sở hữu mạng lưới cây xanh không chỉ ở trong các công viên mà còn được trồng dọc theo nhiều con đường lớn. Những loại cây chủ yếu trồng gồm có dầu, sao, chò… đều có tuổi đời hàng chục năm. Những tán cây rộng lớn đóng góp không nhỏ vào việc giảm nhiệt độ đô thị và mang lại không khí mát mẻ cho các con đường trong khu vực nội thành.

TP. HCM đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức để có thể vừa trở thành một đô thị hiện đại, vừa duy trì môi trường sống an toàn, trong lành. Đặc biệt thành phố này đang chịu áp lực lớn với lượng dân cư đông đúc, giao thông thường xuyên ùn tắc và các vấn đề ô nhiễm môi trường.

Theo ông Đặng Phú Thành – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM cho biết, hiện tỷ lệ cây xanh đô thị trên đầu người ở thành phố hiện đạt 0,55m2/người trong khi đó, đánh giá của Bộ Xây dựng, cho thấy tỷ lệ đất cây xanh công cộng tại TP. HCM là thấp nhất trong các đô thị của cả nước, xếp sau Hà Nội (2,06m2/người), Đà Nẵng (2,4m2/người), Hải Phòng (3,41m2/người).

Như vậy, tỷ lệ đất cây xanh công cộng tại Hà Nội đang gấp 3,7 lần TP. HCM, Đà Nẵng gấp 4,3 lần và Hải Phòng gấp 6,2 lần TP. HCM.

Vì vậy, việc phát triển các mảng xanh được lãnh đạo TP. HCM xác định là giải pháp cấp bách và mang tính chiến lược.

Theo đề án phát triển công viên và cây xanh công cộng giai đoạn 2020-2030 đã được UBND TP. HCM thông qua, trong giai đoạn 5 năm (2021-2025), TP. HCM phải tăng tối thiểu 150 ha đất công viên. Diện tích công viên tăng 0,65 m2/người.

Song đến nay, TP. HCM mới có 21,74ha công viên, cây xanh tăng thêm, đạt khoảng 14,5% so với chỉ tiêu đến năm 2025 phát triển thêm 150ha công viên cây xanh tăng thêm, dự kiến 2025 cũng chỉ đạt trên 100ha, được 75% kế hoạch đặt ra.

Để giải quyết bài toán về nguồn vốn, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM rà soát, cân đối, tham mưu bổ sung hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 để Sở Xây dựng tổ chức thực hiện các dự án phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố theo quy định, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu đến năm 2025 diện tích cây xanh đô thị đạt không dưới 0,65m2/người.

Bên cạnh đó, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện cần sớm rà soát các khu đất công được quy hoạch đất cây xanh nhưng đang sử dụng vào mục đích khác. Qua đó thu hồi, đầu tư xây dựng công viên công cộng theo đúng quy hoạch.

>> ‘Choáng ngợp’ viễn cảnh tương lai của tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam: Trở thành đô thị công nghiệp dịch vụ đạt tầm quốc tế



Nguon bai: https://nguoiquansat.vn/giua-trung-tam-thanh-pho-dong-duc-bac-nhat-viet-nam-hang-loat-cong-vien-xanh-xuat-hien-nhu-dieu-hoa-khong-khi-cho-nguoi-dan-131068.html

Bạn đang đọc bài viết “Giữa trung tâm thành phố đông đúc bậc nhất Việt Nam, hàng loạt công viên xanh xuất hiện như ‘điều hòa’ không khí cho người dân #dieuhoamaylanh” tại chuyên mục Tư Vấn Điều Hòa Máy Lạnh của trang thông tin tham khảo tổng hợp ghi rõ nguồn thuộc TT ThoDienLanh24h. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với TT ThoDienLanh24h xin vui lòng gửi về hòm thư [email protected]!