Yêu cầu thiết kế và lắp đặt các hệ thống thông gió và điều hòa không khí theo tiêu chuẩn #dieuhoamaylanh

Bạn đang xem bài viết trong chuyên mục #dieuhoa Yêu cầu thiết kế và lắp đặt các hệ thống thông gió và điều hòa không khí theo tiêu chuẩn #thodienlanh24h #suadieuhoa

Hệ thống điều hòa, thông gió có vai trò vô cùng quan trọng duy trì môi trường thoải mái và an toàn trong các công trình như tòa nhà, nhà máy sản xuất hoặc không gian văn phòng, nhà ở… Vậy nên, việc thiết kế thi công đòi hỏi kỹ sư phải thực sự hiểu biết và đảm bảo theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5687:2024 về thông gió và điều hòa không khí do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố ngày 1/1/2024. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5687:2024 thay thế TCVN 5687:2010.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu khi thiết kế và lắp đặt hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho các gian phòng/không gian của công trình dân dụng khi xây dựng mới hoặc cải tạo. Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho các gian phòng/không gian của nhà công nghiệp có yêu cầu về thông gió và điều hoà không khí để đảm bảo điều kiện tiện nghi nhiệt và yêu cầu vệ sinh, nếu không có quy định khác trong nhiệm vụ thiết kế.

Theo hướng dẫn của Tiêu chuẩn này, hệ thống thông gió, điều hoà không khí phải được thiết kế để đảm bảo điều kiện tiện nghi nhiệt và yêu cầu vệ sinh cho người và mọi hoạt động dự kiến, đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Khi thiết kế thông gió và điều hoà không khí cần áp dụng các giải pháp kỹ thuật, kể cả giải pháp về công nghệ, kiến trúc nhằm bảo đảm các yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm trong nhà của phòng/không gian mà nó phục vụ khi hoạt động ở mức đầy tải hoặc ở mức tải một phần. 

Khi thiết kế hệ thống thông gió và điều hoà không khí trung tâm cần tính toán tải lạnh, tải nhiệt hiện, tải nhiệt ẩn và tải thông gió; Chất lượng không khí trong nhà, trong vùng làm việc của công trình công cộng phù hợp với TCVN 13521:2022; Độ ồn và độ rung tiêu chuẩn phát ra từ các thiết bị và hệ thống thông gió, điều hoà không khí, trừ hệ thống thông gió sự cố và hệ thống thải khói phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng; Điều kiện tiếp cận để sửa chữa hệ thống thông gió và điều hoà không khí; Độ an toàn cháy nổ của hệ thống thông gió và điều hoà không khí theo quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu tiết kiệm năng lượng trong sử dụng và vận hành phù hợp quy định hiện hành.

Khi thiết bị thông gió và điều hoà không khí, các loại đường ống lắp đặt trong phòng có môi trường ăn mòn hoặc dùng để vận chuyển môi chất có tính ăn mòn phải được chế tạo từ vật liệu chống ăn mòn hoặc được phủ bề mặt bằng lớp sơn chống gỉ. Phải có lớp cách nhiệt trên các bề mặt nóng của thiết bị thông gió và điều hoà không khí để đề phòng khả năng gây cháy các loại khí, hơi, son khí, bụi có thể có trong phòng với yêu cầu nhiệt độ mặt ngoài của lớp cách nhiệt phải thấp hơn 20 % nhiệt độ bốc cháy của các loại khí, hơi.

Thiết kế, lắp đặt hệ thống thông gió và điều hòa không khí nên đảm bảo theo tiêu chuẩn. (Ảnh minh họa)

Cấu tạo lớp cách nhiệt đường ống dẫn không khí lạnh và dẫn nước nóng/lạnh phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng. Các thiết bị thông gió và điều hoà không khí phi tiêu chuẩn, đường ống dẫn không khí và vật liệu cách nhiệt phải được chế tạo từ những vật liệu được phép dùng trong xây dựng. 

Đối với thông gió tự nhiên và cơ khí, về mùa nóng nhiệt độ tính toán của không khí bên trong phòng không được vượt quá 3oC so với nhiệt độ cao nhất trung bình ngoài trời của tháng nóng nhất trong năm. Cần tận dụng thông gió tự nhiên, thông gió xuyên phòng về mùa nóng và có biện pháp tránh gió lùa về mùa lạnh trong nhà ở và công trình công cộng.

Đối với công trình cao tầng cần ưu tiên thiết kế ống đứng thoát khí cho bếp và khu vệ sinh riêng biệt với thông gió cơ khí (quạt hút). Khi công trình có chiều cao dưới 5 tầng có thể áp dụng hệ thống hút tự nhiên bằng áp suất nhiệt hoặc áp suất gió (chụp hút tự nhiên). Trường hợp không thể bố trí ống đứng thoát khí lên trên mái cần tuân thủ quy định. 

Yêu cầu về các chất độc hại: Tiêu chuẩn hướng dẫn lưu lượng không khí ngoài theo yêu cầu vệ sinh cho các phòng có điều hoà không khí tiện nghi phải được tính toán để pha loãng được chất độc hại và mùi tỏa ra từ cơ thể con người khi hoạt động và từ đồ vật, trang thiết bị trong phòng. Trong trường hợp không đủ điều kiện tính toán, lượng không khí ngoài có thể lấy theo tiêu chuẩn đầu người hoặc diện tích sàn nêu trong Tiêu chuẩn này.

Đối với các phòng có thông gió cơ khí (không sử dụng điều hoà không khí) lưu lượng không khí ngoài cần tính toán để bảo đảm nồng độ cho phép của chất độc hại trong phòng, có kể đến yêu cầu bù vào lượng không khí hút thải ra ngoài của các hệ thống hút cục bộ nhằm mục đích tạo chênh lệch áp suất trong phòng theo hướng có lợi. 

Không được phép lấy không khí tuần hoàn (gió hồi) trong trường hợp từ các phòng trong đó có khả năng tỏa ra các chất độc hại khi không khí tiếp xúc với bề mặt nóng của thiết bị thông gió như bộ sưởi không khí… nếu trước các thiết bị đó không có phin lọc không khí; Riêng hệ thống hút bụi cục bộ (trừ loại bụi trong hỗn hợp với không khí có khả năng gây cháy nổ) sau khi lọc sạch bụi có thể hồi gió vào phòng, nhưng phải đáp ứng yêu cầu được nêu trong 6.6.2. 6.1.9. Miệng lấy gió hồi phải được bố trí trong vùng làm việc hoặc vùng phục vụ. Không khí ngoài và không khí tuần hoàn trong các phòng điều hoà không khí phải được lọc sạch bụi.

Phải lọc bụi trong không khí thổi vào của các hệ thống thông gió cơ khí và điều hoà không khí để đảm bảo nồng độ bụi sau khi lọc không vượt quá: Nồng độ cho phép theo quy định về giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép các yếu tố hóa học tại nơi làm việc; Nồng độ cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị thông gió.

Thông gió sự cố cho các phòng/không gian mà trong đó có thể phát sinh đột ngột một lượng lớn khí, hơi, son khí độc hại hoặc cháy nổ phải theo yêu cầu công nghệ, có kể đến sự không tương thích giữa yêu cầu công nghệ và thiết bị thông gió tại thời điểm xảy ra sự cố. Lưu lượng không khí để thông gió sự cố phải được xác định theo yêu cầu công nghệ.

Trên đường ống gió của hệ thống thông gió chung, hệ thống đường ống điều hoà không khí v.v. cần lắp đặt các bộ phận như van ngăn cháy trên ống thu của mỗi tầng tại những điểm đấu nối vào ống góp đứng hay ống góp ngang trong công trình công cộng thuộc hạng nguy hiểm cháy D; van khói trên ống thu tại những điểm đấu nối vào ống góp đứng hay ống góp ngang đối với công trình thuộc hạng nguy hiểm cháy D. Mỗi ống góp ngang không được đấu quá 5 ống thu từng tầng lấy từ các tầng liền kề; Van ngăn cháy tại những điểm ống gió đi xuyên qua qua bộ phận ngăn cháy… với mục đích ngăn cản sản phẩm cháy (khói) lan tỏa vào phòng khi có cháy.

An Dương 



Nguon bai: https://vietq.vn/yeu-cau-thiet-ke-va-lap-dat-cac-he-thong-thong-gio-va-dieu-hoa-khong-khi-theo-tieu-chuans27-d220859.html

Bạn đang đọc bài viết “Yêu cầu thiết kế và lắp đặt các hệ thống thông gió và điều hòa không khí theo tiêu chuẩn #dieuhoamaylanh” tại chuyên mục Tư Vấn Điều Hòa Máy Lạnh của trang thông tin tham khảo tổng hợp ghi rõ nguồn thuộc TT ThoDienLanh24h. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với TT ThoDienLanh24h xin vui lòng gửi về hòm thư thodienlanh24h.com@gmail.com!

Trung Tâm Thợ Điện Lạnh 24h Phục Vụ

Trung tâm Thợ Điện Lạnh 24h phục vụ quý khách hàng kính mến sửa chữa, bảo dưỡng, tháo lắp, di dời, nạp ga, vệ sinh ....các thiết bị điện lạnh chủ yếu trong gia đình cơ quan, xí nghiệp.

Đừng Ngại Liên Liên Hệ Khi Bạn Cần Phục Vụ!